Kiến trúc sư (Architect) là người có vai trò lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế mặt bằng, không gian nội thất, cảnh quan,… trên cơ sở đưa ra những giải pháp kiến trúc về công năng, tính thẩm mỹ, biện pháp kỹ thuật cho các công trình. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, kế hoạch đã đặt ra. Để hiểu rõ hơn về vị trí công việc này cũng như các yêu cầu tuyển dụng, hãy cùng SONG NAM tìm hiểu chi tiết ngay sau đây! Kiến trúc sư phải vận dụng chất xám, sự sáng tạo và đôi tay tài hoa để thiết kế nên những công trình đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tính thẩm mỹ. Mục đích của họ là tạo nên một thiết kế tổng thể mang kiến trúc mới lạ, đẹp mắt và an toàn tại một khu vực nhất định nào đó (khu dân cư, khu công nghiệp, cảnh quan đô thị,…). Công việc của người làm nghề kiến trúc sư là gì? Theo đó, công việc của kiến trúc sư đảm nhận (tùy vào từng lĩnh vực) như sau: Thiết kế quy hoạch – Khảo sát tình hình thực tế để biết rõ hiện trạng xây dựng liên quan đến: hệ thống đường sá, mạng lưới điện, nước, sự phân bố dân cư,… – Tiến hành chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ dân địa phương, những người liên quan để trao đổi ý kiến cũng như tìm kiếm ý tưởng. – Vạch ra kế hoạch công việc và bắt đầu thiết kế: vẽ mặt bằng, mặt đứng, phối cảnh,… – Hoàn thành hồ sơ thiết kế bản vẽ và bảo vệ trước cơ quan chức năng, chủ đầu tư,… – Công việc thường được thực hiện theo nhóm vì có quy mô rộng rãi và phức tạp. Tư vấn thiết kế kiến trúc công trình – Khảo sát thực địa, lên kế hoạch công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc trực tiếp với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ với các bên liên quan. – Sau khi công trình được duyệt và áp dụng thi công, kiến trúc sư cần phải đi giám sát công trình, cụ thể là kiểm tra xem công trình có được thi công theo đúng số liệu của bản thiết kế hay không. Thiết kế nội thất – Trò chuyện, tìm hiểu để nắm được tâm lý, sở thích, nhu cầu của chủ nhà và tìm ra hướng thiết kế phù hợp nhất. – Thiết kế, lựa chọn và sắp xếp, bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn, ghế, tủ, đèn, trang trí tường, trần nhà, sàn,… sao cho đảm bảo tính đồng bộ, hài hòa và đẹp mắt. Thiết kế cảnh quan – Thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hoặc cảnh quan chuyên biệt. – Thiết kế, chọn lọc và sắp xếp các hình khối chính xác vào trong một chỉnh thể sao cho hài hòa và đồng nhất như: hồ nước, bầu trời, thảm cỏ, cầu vượt,… – Cần có sự hiểu biết về kiến thức sinh thái để có thể thiết kế phù hợp với môi trường thiên nhiên. Ngoài ra: Công việc của kiến trúc sư cần phải phối hợp với các bên liên quan để xác thực tính khả thi của bản vẽ, tính đồng nhất so với công trình thực tế, đảm bảo không vi phạm những quy định về quy hoạch, môi trường. Trực tiếp ra hiện trường để tư vấn giám sát chất lượng công trình và tiến độ thi công. Lập bảng báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình chung và độ khả thi của dự án để trình lên chủ đầu tư, khách hàng, đề xuất hướng xử lý sự cố (nếu có) Kỹ năng của kiến trúc sư: Để trở thành một kiến trúc sư bạn cần có các kỹ năng sau: 1. Khả năng vẽ Đây là kỹ năng bạn buộc phải có nếu muốn theo nghề kiến trúc sư. Mặc dù năng lực tư duy thẩm mỹ và khả năng nhận thức, tạo dựng cái đẹp quan trọng hơn kỹ năng vẽ. Tuy nhiên, nếu không thể vẽ bạn sẽ khó theo nghề kiến trúc bởi vì vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc. 2. Tư duy logic, óc thẩm mỹ Các kiến trúc sư phải có óc thẩm mỹ tốt, phong phú để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc mới mẻ, độc đáo. Đồng thời, họ cũng cần đến tư duy logic của một nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm kiến trúc với vẻ đẹp hoàn hảo, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của khách hàng. 3. Kỹ năng thuyết trình Việc tạo ra các bản vẽ thiết kế chưa đủ mang lại thành công cho kiến trúc sư. Bởi vì họ còn phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư chấp nhận thiết kế đó. Lúc này bạn sẽ cần đến kỹ năng thuyết trình để bảo vệ thiết kế và giành chiến thắng. 4. Biết lắng nghe Đây là kỹ năng rất quan trọng với kiến trúc sư. Chỉ khi lắng nghe hiệu quả họ mới hiểu được nhu cầu của khách hàng và tạo nên những bản vẽ phù hợp với yêu cầu của họ. Hơn nữa, kiến trúc sư gần như là người đứng mũi chịu sào, là đối tượng nhận gạch đá trước những khen chê của các tác phẩm kiến trúc. Vì vậy, biết lắng nghe đôi khi sẽ giúp bạn nhận được nhiều điều thú vị hơn bạn có thể nghĩ đến. 5. Chịu được áp lực Công việc của kiến trúc sư khá áp lực. Nhiều lúc họ phải thức đêm để hoàn thành bản vẽ. Cũng có khi những thiết kế tưởng như rất hoàn hảo của họ lại nhận về những chỉ trích, chê bai. Vì vậy, để theo nghề này bạn cần có bản lĩnh lớn, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và chịu được áp lực cao. 6. Kỹ năng toán học Trong công việc kiến trúc sư thường phải tính toán, đo lường các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt nếu muốn theo nghề này.