Rất nhiều mẹ có chung một thắc mắc rằng liệu đang cho con bú có tẩy giun được không? Hơn nữa cũng có không ít mẹ bỉm sữa có dấu hiệu đau bụng giun khi chưa cai sữa cho con. Điều đó làm dấy lên lo ngại không nhỏ cho các mẹ vì lo lắng thuốc có ảnh hưởng đến bé. Có mẹ nào đang cho con bú uống thuốc tẩy giun không? Thuốc tẩy run được dung loại bỏ các loại giun sán ra ngoài nhằm bảo vệ sức khỏe và được chỉ định cho nhiều đối tượng khác nhau. Thế nhưng không phải ai cũng tẩy giun được, đặc biệt là phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Bởi các loai thuốc có tác dụng toàn thân (tiêm hay uống) khi dùng cho mẹ đang có con bú sẽ bài tiết qua sữa mẹ và làm ảnh hưởng đến con. Vì vậy, mẹ chỉ dùng thuốc tẩy giun khi bắt buộc phải dùng: khi mẹ nhiễm các loại giun sán nguy hiểm hoặc sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nếu uống thuốc giun, mẹ cần phải ngưng cho con bú sau một thời gian để đảm bảo sức khỏe cho con. Phụ nữ đang cho con bú được chỉ định tẩy giun khi nào? Một số trường hợp cần lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun ở phụ nữ đang cho con bú gồm: Tẩy giun định kỳ Các mẹ đang cho con bú nếu thấy nghi ngờ hoặc uống thuốc tẩy giun để phòng ngừa thì không nên uống thuốc tẩy giun. Mà hãy đợi khi nào cai sữa thì mới uống thuốc tẩy giun định kỳ. Tẩy giun khi mẹ đã bị nhiễm Để xác định mẹ có bị nhiễm hay không thì cần phải đến khám và làm xét nghiệm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị nhiễm giun cần uống thuốc tẩy giun theo chỉ định của các bác sĩ chuyên môn. Khoảng thời gian đó, để đảm bảo an toàn thì mẹ nên ngưng cho con bú 3-4 ngày để thuốc có thời gian đào thải ra hết khỏi cơ thể mẹ. Mẹ nhiễm giun sán đặc biệt Nếu mẹ bị nhiễm giun sán đặc biệt như sán lá gan, sán lá phổi, sán dải bò thì cần được khám và chữa trị ngay. Bởi những loai giun sán này có thể gây nhiều biến chứng cho sức khỏe của mẹ như apxe gan, apxe phổi… Thậm chí có trường hợp mẹ còn bị nhiễm giun lạc chủ gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Vì vậy, nếu bác sĩ xác định mẹ đã bị nhiễm giun lạc chủ cần được điều trị ngay. Đồng thời mẹ cần ngưng cho con bú trong suốt thời gian trị bệnh. Thời gian trước khi điều trị, mẹ có thể sử dụng sữa công thức hoặc hút sữa để sẵn trong tủ lạnh để con không bị bỏ đói. Thuốc tẩy giun cho mẹ cho con bú nào an toàn, hiệu quả? Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc tẩy giun cho phụ nữ cho con bú và đa phần các loại thuốc này đều chứa các hợp chất như: Mebendazole: Hấp thụ kém qua đường tiêu hóa và ít hấp thụ vào máu nên lượng thuốc đi vào sữa mẹ cũng ít. Tuy nhiên, các mẹ đang cho con bú không được các bác sĩ khuyên dung. Chỉ bắt buộc phải dung thuốc tẩy giun thì cần dung theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và cần ngưng cho con bú khoảng 2-3 ngày để thuốc đào thải ra ngoài. Albendazole: Loại thuốc này cũng bài tiết rất ít vào sữa mẹ. Tuy nhiên, thuốc này không khuyến khích dùng đối với các mẹ đang cho con bú. Do vậy, nếu bắt buộc phải uống mẹ cũng nên ngưng cho con bú khoảng ít ngày sau khi dùng. Đặc biệt nếu mẹ chẳng may mắc giun kim thì hết sức lưu ý giữu gìn vệ sinh và chữa trị kịp thời bởi đường lây nhiễm vô cùng quen thuộc qua đồ vật cá nhân, qua thức ăn, đồ uống…Bởi nếu bé nhiễm giun kim có thể ảnh hưởng đến việc phát triển của con như: chậm lớn, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa… nên các mẹ cần hết sức chú ý với việc đang cho con bú tẩy giun được không cũng như cách phòng lây nhiễm. Và các mẹ đừng quên việc vệ sinh ăn uống, sinh hoạt sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con. Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế nhiễm giun trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Giai đoạn cho con bú, việc chăm sóc em bé và chú ý chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng để có nguồn sữa mẹ đủ chất là ưu tiên hàng đầu. Do đó, mẹ đừng quên chú ý bổ sung đầy đủ sắt canxi DHA cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đảm bảo nhu cầu của cơ thể. Trên đây là những thông tin về việc sử dụng thuốc tẩy giun ở phụ nữ đang cho con bú. Hy vọng với những thông tin này đã giúp các chị em giải đáp được thắc mắc phụ nữ cho con bú có uống thuốc tẩy giun được không? Chúc mẹ sớm phục hồi sức khỏe, chăm sóc cho bé tốt nhất!